Bạn đang kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, tiki muốn vay vốn kinh doanh nhưng bạn không chứng minh được thu nhập. Thì ngân hàng UOB cho bạn vay tiền để có thể xoay vốn nhập hàng nâng cao thu nhập. Vay thủ tục dễ dàng như vậy liệu Ngân hàng UOB có lừa đảo không? tất cả sẽ có trong bài viết.
Trước khi xem ngân hàng UOB có lừa đảo không? chúng ta cùng điểm lại một số thứ: Điều kiện vạy, thủ tục vay và lãi suất vay ra sao
1. Điều kiện để vay UOB là gì?
- Khách hàng kinh doanh online trên Lazada/Sendo/Shopee.
- Chủ shop là cá nhân, hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.
- Bán hàng trên Thương mại điện tử từ 06 tháng trở lên.
- Doanh thu trên Thương mại điện tử trung bình từ 30 triệu VNĐ/ tháng.
- Tại thời điểm đăng ký, Khách hàng không có khoản vay BizMerchant nào tại UOB.
- Mỗi Khách hàng có thể đăng ký nhiều lần, nhưng chỉ tính 1 lần thành công đầu tiên.
2. Thủ tục vay vốn uob
Hồ sơ online cơ bản bao gồm:
- 1. Đối với chủ shop là cá nhân : hình chứng minh thư nhân dân mới nhất, và cũ nếu có.
- 2. Đối với chủ shop là chủ Hộ kinh doanh/Cty : hình chứng minh thư nhân dân mới nhất, và cũ nếu có của người đại diện pháp luật, chủ shop + Hình giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy tờ chứng minh tính pháp lý khác của cty nếu có.
3. Lãi suất vay tiền uob
- Số tiền vay ít nhất 400 triệu đồng.
- Thời hạn vay tối thiểu 3 năm.
- Lãi suất cơ bản cho vay của Ngân hàng UOB Việt Nam (MIR) là 8,70%/năm.
Ngân hàng UOB có lừa đảo không?
Ngân hàng UOB là một ngân hàng hàng đầu tại châu Á với mạng lưới toàn cầu gồm hơn 500 văn phòng tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và Bắc Mỹ. Kể từ khi thành lập năm 1935, UOB đã phát triển lớn mạnh thông qua nội lực phát triển của ngân hàng, cũng như qua các cuộc sáp nhập chiến lược. UOB được xếp hạng là một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới: mức tín nhiệm Aa1 do Moody’s Investors Service và AA- đồng thời bởi cả hai tổ chức S&P Global Ratings và Fitch Ratings. Tại châu Á, UOB đặt trụ sở chính tại Singapore, đồng thời hoạt động thông qua các ngân hàng con tại Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, cũng như các chi nhánh và văn phòng đại diện khác trong khu vực.
Trong hơn tám thập kỷ, nhiều thế thệ nhân viên UOB đã luôn thể hiện tinh thần kinh doanh, tập trung vào các giá trị lâu bền, cũng như những cam kết vững chắc luôn làm những điều đúng đắn nhất cho khách hàng và đồng nghiệp.
Chúng tôi tin tưởng vào sứ mệnh của một tổ chức tài chính có trách nhiệm, và cam kết phụng sự cuộc sống của khách hàng và cộng đồng nơi ngân hàng hoạt động. Giống như việc chúng tôi cam kết giúp khách hàng quản lý tài chính hiệu quả hơn và phát triển kinh doanh lớn mạnh, UOB cũng kiên định trong việc hỗ trợ cộng đồng thông qua các lĩnh vực ưu tiên là nghệ thuật, trẻ em và giáo dục.
UOB gắn bó với thị trường Việt Nam từ năm 1993. Chúng tôi khởi đầu với một văn phòng đại diện chỉ có ba người, và hai năm sau, trở thành ngân hàng Singapore đầu tiên thành lập văn phòng chi nhánh tại TP. HCM. Ngày 6/8/2018, chúng tôi ghi dấu mốc tiếp theo với việc chính thức thành lập Ngân hàng UOB Việt Nam (UOB Việt Nam) và mở ra một chương mới trong lịch sử của UOB tại Việt Nam. Với đội ngũ hơn 500 nhân viên, UOB Việt Nam là ngân hàng con thứ năm của tập đoàn UOB tại châu Á, thể hiện niềm tin của tập đoàn UOB vào triển vọng thị trường Việt Nam.
UOB Việt Nam cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân và doanh nghiệp cho cả khách hàng Việt Nam và nước ngoài. Nhằm thực hiện cam kết lâu dài trong việc mang dịch vụ và giải pháp tài chính tốt nhất tới khách hàng trong toàn quốc, chi nhánh ngân hàng UOB tại Hà Nội (chi nhánh đầu tiên bên ngoài trụ sở chính tại TP. HCM) được khai trương vào tháng 6/2019. Với việc mở rộng ra khu vực phía Bắc, cùng với mạng lưới liên kết xuyên suốt của UOB trong khu vực, chúng tôi có được lợi thế tốt nhất để kết nối các khách hàng của mình với những cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt những cơ hội kinh doanh tại thị trường ASEAN và xa hơn nữa.
Lời kết
Có thể kết lại rằng UOB chẳng lừa đảo gì cả, tuy nhiên bạn cũng không nên lợi dụng việc vay dễ dàng của UOB mà làm giả hồ sơ giấy tờ vay nhé.
Lý do từ chối khoản vay UOB.
- Khách hàng không kinh doanh online.
- Bán hàng trên thương mại điện tử dưới 6 tháng.
- Doanh thu trên thương mại điện tử dưới 30 triệu tháng
- Khách hàng đăng ký vay Bizmerchant khi đang có khoản vay với UOB
Any comments?